Chào mừng bạn đến với một loạt bí kíp giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn. Đây là bài viết đầu tiên trong loạt bài về mối liên hệ giữa tiền bạc và cuộc sống. Thông qua bài viết này mình mong muốn bạn sẽ tìm được bí quyết giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ và hạnh phúc hơn.
Sự tồn tại của loài người là dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về môi trường sống, thế mạnh cải tiến công cụ lao động. Ngay từ thời kỳ sơ khai của loài người, tổ tiên của chúng ta đã biết tìm kiếm các loại cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh hay biết cách biến đất thành gạch xây nhà. Và sau đó tạo ra tiền và những thứ phức tạp khác.
Không còn nghi ngờ gì nữa, công cụ sống còn mạnh mẽ nhất với loài người đó là tiền trừ khi bạn sống cuộc sống hoang dã. Nhưng không giống như cây cối hay những viên gạch, tiền bạc có cả hai quyền năng là nâng cao vị thế và khả năng kiểm soát chính chúng ta. Vì vậy, thách thức mà chúng phải đối mặt là làm sao xây dựng một nền tảng kiến thức tài chính đủ tinh vi để đảm bảo cuộc sống của chúng ta có quyền quyết định và chi phối chứ không phải là đồng tiền.
Vậy những kiến thức và sự hiểu biết nào giúp con người biến tiền thành công cụ chứ không phải là chủ nhân?
Không phải tất cả lời khuyên đưa ra nhằm khẳng định khi bạn đủ giàu rồi thì việc kiếm tiền không quan trọng.. Để có thể sống đúng theo phương châm "cuộc sống là thứ nhất, tiền bạc thứ hai" thì trước hết bạn cần điều chỉnh lại mối quan hệ giữa bạn và tiền bạc sao cho phù hợp.
Các bước hướng dẫn thực hiện đã được cựu chuyên gia phân tích tài chính Phố Wall Joe Dominguez và chuyên gia phim ảnh và sân khấu Viki Robin chỉ ra trong cuốn sách “ Tiền bạc hay cuộc sống”. Tác giả đề xuất một vài phương pháp tự vấn và quản lý vĩ mô khoản tài chính cá nhân cho đến khi bạn có được một ý tưởng rõ ràng việc dành toàn bộ thời gian cho những điều mình muốn. Đó quả thực là một đề xuất táo bạo.
Nghiên cứu thay đổi cuộc sống
Cho dù bạn đồng tình hay hoài nghi, một chủ đề khá phổ biến trong các nghiên cứu của cuốn sách là: thay đổi trong suy nghĩ dẫn đến thay đổi cuộc sống. Lấy Hãy Trent Hamm làm ví dụ, người sáng lập của blog tư vấn tiền và lợi ích tài chính. Trước khi đọc cuốn sách, ông mô tả lại những kiến thức tài chính ông có được thông qua bức tranh lớn của cuộc đời ông. Mọi thứ đã thay đổi khi ông suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa ông và tiền :
"Tôi đã không còn tin tiền kiểm soát cuộc sống của tôi. Tôi đã từng thao thức cả đêm đêm vì mối lo về tiền bạc. Đọc cuốn sách này không tự làm cho mối băn khoan ấy kết thúc, nhưng nhờ nó tôi thấy được rằng kế hoạch sử dụng số tiền có sẵn và số tiền tôi đã kiếm được là hoàn toàn sai lầm. Khi tôi quyết định điều chỉnh, mọi thứ đã thay đổi.
Hơn nữa, tôi bắt đầu tin cuộc sống có thể kiểm soát được tiền bạc. Tôi bắt đầu thấy không còn những bế tắc của gánh nặng nợ nần và thấy cần thiết theo đuổi giấc mơ làm giàu vì tôi đã thực sự hiểu rõ được con đường để đi tới đó. Nếu không có sự khám phá này, có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ sáng lập ra blog The Simple Dollar và tôi sẽ không bao giờ có đủ can đảm để bắt đầu theo đuổi giấc mơ trở thành nhà văn. Nếu đó không phải sự thay đổi cuộc sống thì tôi cũng chẳng biết gọi đó là gì nữa."
Tác giả cuốn sách đã gợi ý 9 bước để tối ưu hóa tiền như một công cụ cho sự tự do. Dưới đây là một bản tóm tắt về từng bước tiến hành giúp cuộc sống kiểm soát tài chính.
1. Trước tiên bạn cần tính toán trong suốt quãng đời của mình bạn đã kiếm được bao nhiêu tiền để có được cái nhìn toàn cảnh mối quan hệ giữa bạn và tiền.
2. Tiếp theo hãy suy nghĩ đến 'mức lương thực nhận’, có nghĩa là khoản tiền thực nhận sau khi trừ đi các khoản chi tiêu cho công việc: quần áo, thức ăn, đi lại, vv
3. Đến được bước này là bạn đã bắt đầu hình dung được phần nào hình ảnh thay thế số tiền bạn làm ra. Bạn sẽ điều chỉnh dần dần mối quan hệ giữa bạn và tiền bằng cách nghĩ tiền xu và tiền mặt chỉ dùng như thước đo thời gian. Bạn nên ghi lại bạn đã tiêu hết bao nhiêu và dùng tiền vào những việc gì theo từng tháng. Sử dụng 'mức lương thực nhận "của bạn, sau đó bạn sẽ phải tính toán bạn cần làm việc bao nhiêu giờ để đáp ứng các khoản chi đó.
4. Tiếp theo đó hãy tính toán xem bạn đã dành bao nhiều thời gian cho máy tính hay điện thoại di động, cho những đôi giày mới. Nếu "thời gian" hay, "năng lượng cuộc sống 'như Dominguez và Robin mô tả không phải là quan trọng nhất đối với bạn, thì đã đến lúc cho một số thay đổi. Nếu không, theo mô hình tài chính mới này, bạn không chỉ lãng phí tiền bạc mà bạn đang lãng phí hiệu quả cuộc sống!
5. Bây giờ hãy đến với một số biện pháp quản lý tài chính điển hình hơn giúp kiểm soát tiền của bạn. Bạn nên lập một biểu đồ đơn giản thể hiện tổng thu nhập và chi phí của bạn mỗi tháng. Mục đích là để tăng khoảng cách giữa hai số liệu này.
6. Đây là những lời khuyên nhằm giúp bạn kéo dài khoảng cách giữa tổng thu nhập và tổng chi phí bằng cách chi tiêu ít hơn. Khi bạn giảm thiểu chi tiêu bạn sẽ tối đa hóa giá trị của thời gian.
7. Tiếp theo là chủ đề của tối đa hóa giá trị thời gian. Tác giả khuyên bạn nên xem xét cách bạn sử dụng thời gian trong một ngày làm việc và liệu điều đó có làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hay không? Nếu câu trả lời là không, họ sẽ cho bạn lời khuyên thiết thực cho việc chuyển hướng vào những gì đáp ứng bạn theo cách cá nhân và chuyên nghiệp.
8. Quay trở lại khoảng cách giữa thu nhập và chi phí sinh hoạt. Một khi bạn đã tiết kiệm và số tiền bạn chi tiêu ít hơn thu nhập của bạn, đó chính là bạn nghĩ đến việc đầu tư. Mục đích là sử dụng việc đầu tư để giúp bạn có thể đặt cuộc sống của bạn lên vị trí ưu tiên và tiền bạc chỉ đứng thứ hai. Vì vậy, bạn vẫn nên tập trung cho công việc chính, việc đầu tư chỉ nhằm mục đích bù đắp khoản chi phí sinh hoạt thiếu hụt thôi. Nếu việc đầu tư thành công thì sau một thời gian số tiền kiếm đc từ khoản đầu tư sẽ chi trả được hêt phí sinh hoạt. Lúc này bạn có thể thỏa mái vui vẻ, uống một chút gì đó hoặc làm bất cứ điều gì bạn muốn.
9. Một bí kíp khác nữa là kiểm soát và giữ cho cuộc sống luôn sát sườn với bạn. Tốt nhất, bạn nên đầu tư bằng chính số tiền bạn đã kiếm được ngay cả sau khi bạn đã khấu trừ chi phí sinh hoạt. Khi bạn đạt được điều đó, bạn nên biến nguồn tài chính của mình thành vốn (số tiền mà bạn đã đầu tư), khoản dự trù (gửi tiết kiệm bằng chi phí sinh hoạt trong 6 tháng), và cất giữ (phàn dư thừa).
Bạn sẽ làm gì khi tiền cứ chảy về tài khoản. Có lẽ bạn sẽ phung phí đôi chút? Muốn hưởng thụ cuộc sống hơn. Khi đó có thể bạn sẽ muốn viết một cuốn sách, đi du lịch, bắt đầu cống hiến cho một tổ chức phi lợi nhuận... Giờ thì thế giới trong tầm tay bạn. Rõ ràng muốn có được sự tự do cần có thời gian, công sức và một vài thuật toán cơ bản . Tuy nhiên điều mấu chốt ở đây là khi bạn làm theo các bước trên bạn sẽ thấy mối quan hệ giữa bạn và tiền tốt hơn và bạn có thể tự do làm theo điều mình muốn.
Tiền bạc, quyền tự do và cuộc cách mạng fintech
Trong bối cảnh đổi mới tài chính hiện nay, phạm trù triết học "Tiền hay cuộc sống của bạn" không chỉ trở nên thú vị mà còn thiết thực hơn.
Các công ty fintech mới nổi và các ngân hàng sẽ tạo ra các khoản ngân sách và vì thế các đề xuất của Robin và Dominguez sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Các ngân hàng như Ngân hàng Atom, Tandem, Mondo và Starling sẽ giúp chúng ta quản lý tài chính theo hướng dẫn của tác giả cuốn "Tiền hoặc cuộc sống của bạn". Những người cho vay đang quản lý tiền bạc và đầu tư nhanh hơn, dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn để giúp chúng ta kiếm tìm lợi nhuận bao gồm cả chi phí sinh hoạt.
Tối ưu hóa tiền như một công cụ nâng cao đời sống là một xu thế mới của các công ty fintech, từ các ngân hàng kỹ thuật số cho các công ty đầu tư trực tuyến. Và xu thế mới này tương thích với các sản phẩm mà các ngân hàng đó cung ứng. Vì vậy, phạm trù triết học 'tiền hoặc cuộc sống của bạn " đang gây được sức hút. Nhưng đó có thể là bước đầu tiên trong quá trình phát triển của mối quan hệ giữa chúng ta với tiền bạc.
Tóm lại, để có một cuộc sống thật hạnh phúc, hãy học cách kiểm soát thật tốt tiền bạc của mình ^^
Neoo(st)
Post a Comment